♦️♦️Hộ kinh doanh cá thể
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
🔸🔸Ưu điểm
– Tránh được các thủ tục rườm rà
– Không phải khai thuế hàng tháng
– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
– Quy mô gọn nhẹ
– Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
– Được áp dụng chế độ thuế khoán
🔸🔸Nhược điểm
– Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc
– Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu .
– Không có tư cách pháp nhân
– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh
– Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ
♦️♦️ Công ty
Công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ thể thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.
Theo Luật Doanh nghiêp hiện hành, các loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm có:
+ Công ty TNHH 1 thành viên.
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh
+ Doanh nghiệp tư nhân
🔸🔸Ưu điểm
– Nhìn chung, ngoài công ty hợp danh các thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn thì các loại hình công ty còn lại, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của công ty chứ không phải bằng toàn bộ tài sản của mình nên vẫn có khả năng tham gia góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác.
– Công ty có được quy định về việc xuất hoá đơn giá trị gia tăng nên dễ mở rộng nguồn khách hàng.
– Với tư cách công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, đặc biệt là đối với công ty cổ phần còn có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
– Công ty hoạt động với quy mô rộng nên khi có nhu cầu về số đông thành viên cũng sẽ dễ hơn so với hộ kinh doanh là sự giới hạn ít hơn 10 người.
– Một người nếu có khả năng và có nhu cầu thì có thể thành lập nhiều công ty với đa dạng các ngành nghề khác nhau.
🔸🔸 Nhược điểm
– Thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn, nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư.
– Cơ chế giám sát, quản lý công ty sẽ gặp ít nhiều khó khăn do quy mô lớn và phức tạp hơn hộ kinh doanh.
– Thủ tục giải thể công ty cũng sẽ phức tạp hơn so với hộ kinh doanh.
👉👉Tóm lại, căn cứ vào những tiêu chí nêu trên, bạn có thể đưa ra được sự lựa chọn xem mô hình nào hợp với dự định thành lập của bản thân:
☑️ Nếu bạn muốn kinh doanh theo quy mô rộng, số lượng nhân công lớn, có nhiều kinh phí và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai thì có thể ưu tiên lựa chọn một trong các loại hình công ty.
☑️ Nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình với nhân công ít, quy mô hẹp, dễ dàng quản lý thì nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh.
Trên đây là một số nội dung giải đáp nên lựa chọn Hộ kinh doanh cá thể hay Công ty. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.
————
𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐀̣̂𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐐𝐔𝐎̂́𝐂 𝐓𝐄̂́ 𝐈𝐂𝐓
☎️ Hotline tư vấn 24/7: 098.365.9519
📍 Văn phòng: 6/216 Trung Kính, Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, HN.
✉️ Email: support@ictlaw.vn
🌐Website: ictlaw.vn | tuvandangkykinhdoanh.net