ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN TẠM THỜI TRONG TRANH CHẤP DOANH NGHIỆP (tiếp theo)

Thứ Hai, 9 Tháng Tám, 2021 122 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Tiếp nối phần 1: ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN TẠM THỜI TRONG TRANH CHẤP DOANH NGHIỆP

Biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT (tại khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 Bộ luật này) phải:

  • Nộp cho Tòa án các chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, hoặc
  • Gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.

Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Đối với trường hợp khẩn cấp tại khoản 2 Điều 111: Thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định. (khoản 2 Điều 136).

Trong thủ tục tố tụng hành chính: người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm (khoản 3 Điều 66 Luật TTHC 2015).

Trách nhiệm bồi thường khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp này hoặc người thứ ba, người yêu cầu có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. (khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015)

Tòa án nếu áp dụng không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất trong các trường hợp sau:

  • Tòa án tự mình áp dụng BPKCTT;
  • Tòa án áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
  • Tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tòa án áp dụng BPKCTT không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng BPKCTT mà không có lý do chính đáng.

Cơ sở pháp lý:

  • Khoản 2 Điều 113 BLTTDS 2015
  • Điều 72 Luật TTHC 2015.

Việc bồi thường thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. (khoản 3 Điều 113).

Các bài việt nội dung liên quan:

Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật của ICT Law. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
📌  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
📌  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
📌  Email: support@ictlaw.vn
📌  Website: tuvandangkykinhdoanh.net – ictlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay