CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM THEO LUẬT HIỆN HÀNH

Thứ Hai, 2 Tháng Tám, 2021 256 lượt xem Chia sẻ bài viết:
Loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, việc thành lập loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH và Công ty Cổ phần để mở rộng và phát triển quá trình kinh doanh chắc không còn nhiều xa lạ. Tuy nhiên, loại hình Doanh nghiệp nhà nước, Doạnh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mà nhiều độc giả chưa hiểu rõ để có sự lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Trong phạm vi bài bài viết dưới đây, ICTLAW sẽ hướng dẫn bạn đọc hiểu rõ hơn các loại hình doanh nghiệp trên theo Luật hiện hành.


Theo Luật doanh nghiệp mới nhất năm 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;

+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?


2. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Năm tập đoàn kinh tế sẽ được tái cơ cấu


3. Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước  sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu  trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.

+ Chủ đầu tư là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các  tổ chức, cá nhân khác.

+ Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).

+ Doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước  do nhà nước  sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Khái niệm và đặc điểm chi tiết

Các bài viết có nội dung liên quan:

Trên đây là những tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng về việc thành lập doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.


Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
📌  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
📌  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
📌  Email: support@ictlaw.vn
📌  Website: tuvandangkykinhdoanh.net – ictlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay