CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC DÀNH CHO DOANH NGHIỆP TỪ NHỮNG CAM KẾT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA

Thứ Ba, 7 Tháng Tư, 2020 289 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Theo thông tin chính thức từ Bộ Ngoại giao, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã
chuẩn y quyết định của Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với
Việt Nam (EVFTA) bằng hình thức văn bản VÀO NGÀY 30/03/2020. Như vậy, sau khi
Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và đi vào triển khai, dự kiến khoảng đầu Quý III – 2020,
EVFTA được dự đoán tạo ra cú lịch lớn cho quan hệ thương mại chiến lược Việt Nam –
EU, trong đó có sở hữu trí tuệ.
EVFTA ghi nhận các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) quyền tác
giả, quyền liên quan; (ii) nhãn hiệu; (iii) chỉ dẫn địa lý; (iv) kiểu dáng công nghiệp; (v)
sáng chế; (vi) thông tin bí mật; (vii) quyền đối với giống cây trồng. Theo đó, việc bảo hộ
và thực thi quyền SHTT phải đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển
giao và phổ biến công nghệ. Ngoài ra, mục tiêu của hoạt động trên phải đảm bảo lợi thế
chung của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, cũng như cách
thức có lợi cho phúc lợi xã hội và kinh tế.
Một số cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, những cam kết cụ thể về mức độ bảo hộ trong Hiệp định EVFTA cùng với
nguyên tắc tối huệ quốc nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp được hưởng sự bảo hộ
cao nhất
Thứ hai, Hiệp định đảm bảo độ linh hoạt nhất định để một quốc gia đang phát triển
như Việt Nam có thể hưởng lợi được từ bảo hộ sở hữu trí tuệ
Thứ ba, các cam kết sẽ tạo động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
cao trong nông nghiệp, công nghệ chế biến, sản xuất hàng nông sản, thực phẩm, công
nghiệp năng lượng, dược phẩm, chế tạo máy móc thiết bị… và nhiều lĩnh vực khác từ
EU vào Việt Nam
Thứ tư, Hiệp định sẽ tạo ra cơ hội mới về bảo đảm quyền đối với các chỉ dẫn địa lý
cho nông sản Việt Nam, không chỉ áp dụng với những mặt hàng vốn đã có mặt tại thị
trường EU từ lâu như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, mà còn cả những
đặc sản khác như trà Mộc Châu, trà Tân Cương, vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn.

Một số thách thức doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu:
Thứ nhất, nội dung các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA nâng cao mức
bảo hộ hơn, dẫn tới khả năng tiếp cận sản phẩm trí tuệ do đó cũng trở nên hạn chế.
Điều này có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam – đặc biệt khi chưa nhận thức đầy đủ
về các nội dung quy định, có thể gặp khó khăn đối với một số thủ tục.
Thứ hai, chế độ bảo hộ chặt chẽ khiến giá thành sản phẩm, công nghệ đắt, ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
Thứ ba, những đòi hỏi khắt khe trên sẽ đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt
Nam phải cập nhật thông tin pháp luật mới một cách thường xuyên, đầu tư và nghiên
cứu kỹ lưỡng các quy định, nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung, Hiệp định EVFTA là một trong hai Hiệp định thế hệ mới lớn nhất và dự
báo sẽ ảnh hưởng tới thể chế pháp luật và kinh tế của nước ta. Đặc biệt với những
thay đổi mới mẻ, thú vị nhưng phức tạp của lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Nhà nước cũng
như các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải nghiêm túc nghiên cứu và triển khai hiệu
quả những giải pháp đột phá, tạo tiền đề cho khoảng thời gian Hiệp định chuẩn bị có hiệu lực.

Để được tư vấn cụ thể liên quan tới lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
Địa chỉ: N7-3, KĐT Sống Hoàng, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Văn phòng: 6/216 Trung Kính, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Hotline: 091.26.23.203 – 098.365.9519
Email: support@ictlaw.vn
Website: ictlaw.vn | tuvandangkykinhdoanh.net laodongtainga.com I
laodongtainhat.com
Hotline tư vấn 24/7: 098.365.9519

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay