Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Tại sao phải đăng ký mã vạch sản phẩm ?
Đăng ký mã số mã vạch là việc mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Đây là việc làm cần thiết, bởi mã số mã vạch sẽ giúp quản lý sản phẩm dễ dàng hơn. Không những thế nó còn giúp cho sản phẩm có thể được phép xuất khẩu hay phân phối vào các hệ thống siêu thị,…
– Mã vạch giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
– Tạo thuận lợi và tăng năng suất hiệu quả của việc buôn bán và quản lý hàng hóa giúp nhanh chóng tính tiền, xuất hóa đơn phục vụ khách hàng.
– Đăng ký mã số mã vạch hàng hóa giúp tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán.
– Đảm bảo tính chính xác nhờ sử dụng mã số mã vạch.
– Khách hàng sử dụng sản phẩm có thể thông qua mã vạch biết được nguồn gốc sản phẩm
– MSMV được đăng ký còn giúp phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sản phẩm
– Phục vụ cho hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm bao gồm các loại tài liệu sau:
– Bản đăng ký mã số mã vạch hàng hóa;
– Bản đăng ký danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã GTIN;
– Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh;
– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu;
– Phiếu đăng ký thông tin cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam theo mẫu quy định.
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm:
- Bản đăng ký mã số mã vạch (theo mẫu);
- Bảng kê danh mục sản phẩm đăng ký mã số mã vạch;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Hộ kinh doanh cá thể.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Bước 2: Kê khai hồ sơ qua hệ thống cổng thông tin
Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ kê khai thông tin và đăng ký tài khoản mã số mã vạch của đơn vị qua Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi kê khai thông tin tại bước 2, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Kèm theo hồ sơ Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần nộp lệ phí đăng ký và duy trì Mã số mã vạch năm đầu tiên.
Cơ quan nộp: Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Hình thức nộp hồ sơ: Chuyển phát hoặc nộp trực tiếp
Hình thức nộp phí: Chuyển khoản hoặc tiền mặt
Bước 4: Nhận mã số mã vạch theo thông báo tạm thời.
Sau khi Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ và phí đầy đủ thì Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo đến đơn vị mã số mã vạch theo thông báo tạm thời qua hệ thống Cổng thông tin và Email của đơn vị để đơn vị có thông tin mã số mã vạch để thể hiện trên sản phẩm.
Thời hạn xử lý: Trong vòng 5-7 ngày làm việc.
Bước 5: Kê khai thông tin sản phẩm
Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần thực hiện thủ tục kê khai thông tin sản phẩm trên tài khoản của đơn vị trên Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/.
Lưu ý: Hệ thống có thể tự động tạo mã số mã vạch cho sản phẩm sau khi doanh nghiệp thực hiện điền đầy đủ thông tin.
Mã số mã vạch của sản phẩm sau khi điền đầy đủ thông tin cần được phát hành và công bố trên hệ thống.
Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Sau khoảng 1 tháng kể từ ngày được cấp mã số mã vạch theo thông báo tạm thời và sau khi thực hiện đầy đủ bước 5, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ đến Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nhận bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Các bài việt nội dung liên quan:
Thông tin liên hệ:




