Trong bối cảnh Toàn cầu và Hội nhập, hoạt động đầu tư ngày một diễn ra mạnh mẽ. Nền kinh tế Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy nhà đầu tư trong nước tìm kiếm các cơ hội trên thế giới.
Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội để đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập tổ chức kinh tế, bài viết này sẽ đem tới cho bạn một bức tranh toàn cảnh về quy trình và thủ tục đầu tư ra nước ngoài một cách đơn giản nhất.
Căn cứ Luật Đầu tư 2020, Nghị định 31/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả quy trình đầu tư ra nước ngoài gồm các bước cụ thể như sau:
1.Đăng ký cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (3 bộ) bao gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của nhà đầu tư;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ của nhà đầu tư;
- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư; hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư;
- Hợp đồng/Thỏa thuận cổ đông kèm theo bản sao Hộ chiếu đối với cá nhân hoặc Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (GCNĐT) cho Dự Án trong vòng 30 ngày kể từ khi nộp hồ sơ.
2.Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan tới đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Mở tài khoản vốn đầu tư bằng đồng USD tại tổ chức tín dụng được phép sau khi nhận GCNĐT.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài (3 bộ, trong khoảng thời gian chờ cấp CNĐT) bao gồm:
- Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt ĐKKD của doanh nghiệp thành lập tại quốc gia nhận đầu tư;
- Văn bản xác nhận của Tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
Bước 4: Nhà đầu tư thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Các bài việt nội dung liên quan
- Đầu tư ra nước ngoài – Triển khai hoạt động đầu tư
- Đầu tư ra nước ngoài – Triển khai hoạt động đầu tư (tiếp theo)
Hy vọng bài viết sẽ đem đến cái nhìn tổng quát hơn cho các bạn đọc về Quyền sở hữu công nghiệp. Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật của ICT Law. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.
Thông tin liên hệ:




