Nhà đầu tư Việt Nam sau khi được cấp GCNĐT ra nước ngoài sẽ tiến hành triển khai dự án đầu tư tại nước ngoài. Luật Đầu tư 2020 đã quy định việc triển khai tại các Điều từ 65 đến 68. Cụ thể như sau:
1.Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
Theo Điều 65 Luật Đầu tư 2020, NĐT cần mở tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư đều phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Mọi giao dịch của hoạt động đầu tư phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2.Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
2.1. Điều kiện chuyển vốn
Điều 66 Luật Đầu tư 2020 quy định điều kiện để NĐT được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, bao gồm:
- Đã được cấp GCNĐT ra nước ngoài;
- Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép;
- Có tài khoản vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
2.2. Điều kiện chuyển vốn và tài sản phục vụ việc hình thành dự án
Ngoài ra, Điều 82 Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng quy định NĐT được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp GCNĐT nhằm phục vụ công tác hình thành dự án bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
- Khảo sát thực địa;
- Nghiên cứu tài liệu;
- Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư;
- Tổng hợp, đánh giá, thẩm định dự án đầu tư;
- Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
- Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư;
- Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư có liên quan.
- Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;
- Đàm phán hợp đồng;
- Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.
Các bài việt nội dung liên quan
- Đầu tư ra nước ngoài – Quy trình và thủ tục
- Đầu tư ra nước ngoài – Những điều nhà đầu tư cần biết
- Đầu tư ra nước ngoài – Triển khai hoạt động đầu tư (tiếp theo)
Hy vọng bài viết sẽ đem đến cái nhìn tổng quát hơn cho các bạn đọc về Quyền sở hữu công nghiệp. Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật của ICT Law. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.
Thông tin liên hệ:




