GIÁ TRỊ CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thứ Sáu, 28 Tháng Năm, 2021 168 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Ngày nay thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” được nói đến khá nhiều, nhất là khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp (start-up) phát triển rất nhanh, nhiều doanh nghiệp có quy vốn hóa thị trường hàng tỷ USD, có khả năng quản lý thị trường lớn khai thác mô hình kinh tế chia sẻ như chia sẻ xe, địa điểm lưu trú, xe đạp, hỗ trợ tài chính ngang cấp,… làm huynh đảo thị trường toàn cầu khiến cho báo chí và các nhà nghiên cứu viết về chủ đề này với một khối lượng khổng lồ, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết kinh tế chia sẻ đã có tuồi đời đến cả 30 năm kể từ khi internet và TMĐT ra đời những năm 90 của thế kỷ trước và đã âm thầm đóng góp lớn cho sự phát triển công nghệ trong suốt thời gian qua. Dưới đây là một số phác họa về sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực TMĐT kể từ giai đoạn khởi đầu của internet

Phần mềm nguồn mở

Điều thú vị là Internet cũng tạo điều kiện để ra đời các cộng đồng lập trình viên toàn cầu cùng tự nguyện tham gia các dự án phần mềm nguồn mở (GNU) khi họ thấy rằng cần phải có các phần mềm phi bản quyền (phần mềm tự do) để được “được tự do nghiên cứu mã nguồn của phần mềm họ sử dụng, chia sẻ phần mềm với người khác, sửa đổi hành vi của phần mềm và xuất bản các phiên bản phần mềm được sửa đổi của riêng họ”, một điều mà lập trình viên không thể làm với các phần mềm có bản quyền. Các dự án này đã thu hút đến hàng triệu lập trình viên trên toàn thế giới tham gia từ cuối những năm 1980 đến nay và đã tạo ra giá trị kinh tế đến hàng trăm tỷ USD, nó tác động lớn đến cách thức mà các doanh nghiệp phần mềm có bản quyền hoạt động và quan trọng nhất nó đã giúp gây dựng được một hạ tầng công nghệ khổng lồ cũng như đã đóng góp vô cùng lớn vào sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay trên toàn thế giới.

          Linux

Linux là một hệ điều hành, như hệ điều hành Window của Microsoft hay iOS của Apple, nhưng nó cho phép mọi người đều có thể sử dụng miễn phí với đầy đủ tính năng, kể các các ứng dụng văn phòng như OpenOffice, LibreOffice từ năm 1991 và luôn được cập nhật phát triển bởi cộng đồng người sử dụng mã nguồn mở trên toàn thế giới đến nay. Linux được cấp phép theo Giấy phép phần mềm tự do (GNU General Public License – GPM), theo đó yêu cầu bất kỳ ai phân phối phần mềm dựa trên mã nguồn theo giấy phép này, phải cung cấp mã nguồn gốc (và mọi sửa đổi) cho người nhận theo cùng điều khoản, do đó chính việc sử dụng, phát triển Linux của cộng đồng người sử dụng, lập trình viên trên toàn thế giới đã giúp cho Linux phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần đối trọng đối với các hệ điều hành có bản quyền như Window của Microsoft hay iOS của Apple.

          WordPress và Hệ thống nguồn mở Odoo

Nói đến TMĐT thì không thể không nói đến WordPress và hệ thống nguồn mở Odoo vì bạn cần có một website để tham gia TMĐT cũng như cần có một hệ thống ERP để chuyển đổi hoạt động sang số hóa. Tác giả muốn nói về WordPress và Odoo để bạn có thể hiểu được giá trị của phần mềm mã nguồn mở trong việc binh dân hóa công nghệ trong cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế và mô hình kinh tế chia sẻ trên tòa cầu. Hiện nay, với khoảng trên 180.000 dự án phần mềm mã nguồn mở trên toàn cầu thì đây không chỉ là nguồn tri thức vô cùng quý báu đối với nhân lực công nghệ tại bất cứ quốc gia nào mà hơn hết nó là thành phần nền tảng quan trọng giúp định hình và phát triển công nghệ trong suốt thời gian qua.

  Nền tảng kết nối chia sẻ tài sản, công việc

Nền kinh tế chia sẻ, bên cạnh việc chia sẻ thông tin kể từ  khi internet ra đời và chia sẻ tài nguyên, phát triển cộng đồng phát triển dữ liệu, công nghệ mang tính xã hội cao như trên thì thời gian qua, sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ kết nối người sử dụng phát triển một cách bùng nổ cũng cho thấy nhiều điểm đáng chú ý của các hoạt động kinh tế chia sẻ.

Có thể thấy các nền tảng kết nối chia sẻ nêu trên đã thay đổi cách thức vận hành của hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Nếu như trước kia, hoạt động kinh doanh mang tính đơn tuyến tức là chỉ có mối quan hệ một chiều trong việc mua bán hàng hóa dịch vụ, tức là doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ của mình đến người tiêu dùng, trong đó người tiêu dùng và người lao động bị cô lập và gần như không tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó, mối quan hệ giữa họ là không có. Trái lại trong quan hệ tại các nền tảng kết nối kinh tế chia sẻ, việc tương tác giữa mọi người được thúc đẩy đặc biệt ở chiều ngang hàng giữa người bán và người mua, họ cùng tham gia vào việc xây dựng giá trị, chia sẻ tài nguyên, tài sản dư thừa, cung cấp dịch vụ nhiều chiều, qua đó giúp tối ưu hóa nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu, tương hỗ nhau giữa mọi người trong xã hội. Tuy vậy, với số lượng có đến hàng tỷ website và khoảng 100.000 ứng dụng trên điện thoại di động ra đời mỗi ngày, trong đó có vô số các website và các nền tảng kết nối chia sẻ tài sản, công việc thì việc tồn tại và thu hút được người sử dụng cũng là một vấn đề tương đối khó khăn đối với bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ non trẻ với nguồn lực tài chính rất hạn hẹp tại Việt Nam.

          Mô hình affiliate (chi nhánh) và đa cấp trong bán hàng và marketing

Trên môi trường mạng internet, hoạt động affiliate marketing được gọi là tiếp thị liên kết. Hiểu cụ thể tiếp thị liên kết là bạn thực hiện việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ mà có người mua hàng thông qua link affiliate và đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp thì bạn sẽ được hoa hồng. Thực chất hình thức tiếp thị liên kết giống với hình thức tiếp thị quảng bá bên ngoài, tất cả đều hướng đến một mục đích chung là giới thiệu sản phẩm dịch vụ và nhận hoa hồng từ hoạt động đấy.

Affiliate Marketing chính là một mô hình kinh tế chia sẻ trong quảng cáo trực tuyến. Kết nối các nguồn lực trong xã hội là những người có sản phẩm, dịch vụ và những người sở hữu kênh truyền thông, kiến thức marketing nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh trực tuyến cũng như tạo cơ hội gia tăng thu nhập từ website, blog hay các kênh mạng xã hội của mình.

Trên thế giới, Affiliate Marketing đã phát triển từ những năm 1990, một số đơn vị áp dụng thành công như Amazon, Clickbank, Commission Junction…, và tại Việt Nam, một vài năm gần đây thị trường Affiliate Marketing đã và đang từng bước phát triển như với ra mắt của ACCESSTRADE (mô hình của Nhật Bản), Lazada, Eplaza.vn…

Đối với hoạt động đa cấp trong bán hàng, doanh nghiệp đa cấp cung cấp sản phẩm hàng hóa và phát triển mạng lưới người bán phân cấp hưởng hoa hồng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp bỏ qua được chi phí marketing vô cùng tốn kém để đạt được kết quả bán hàng cuối cùng. Tuy vậy, thực tế thời gian qua hoạt động kinh doanh đa cấp có nhiều biến tướng, lừa đảo khiến cho tính chất thúc đẩy phát triển kinh doanh cộng đồng, hỗ trợ bán hàng bị ảnh hưởng, đặc biệt những hoạt động này khá phổ biến trên môi trường mạng internet.

Tác giả: Ths. Luật sư Trần Anh Huy & Ths. Đào Thị Hà Anh

Trên đây là giá trị và sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.


Thông tin liên hệ:

      CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
      Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
      Hotline: 091.26.23.203 – 098.365.9519
      Email: support@ictlaw.vn
      Website: tuvandangkykinhdoanh.net – ictlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay