Khái quát về quyền liên quan

Thứ Hai, 9 Tháng Tám, 2021 217 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Đối với tác giả, pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam bảo hộ dưới hai hình thức. Đó chính là quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả. Trên thực tế, chắc hẳn khá nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa khái niệm quyền liên quan đến tác giả với quyền tác giả. Vậy, quyền liên quan đến tác giả được pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định như thế nào; những chủ thể, đặc điểm, đối tượng của quyền liên quan đến tác giả sẽ được quy định ra sao?

Khái niệm về quyền liên quan đến tác giả

Căn cứ pháp lý theo Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định: “ Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. ”

Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?

Đặc điểm của quyền liên quan

Thứ nhất : Hoạt động của chủ thể quyền liên quan chủ yếu là hành vi sử dụng tác phẩm, thể hiện dưới ba dạng cơ bản sau :

+ Biểu diễn tác phẩm ;

+ Sản xuất bản ghi âm, ghi hình ;

+ Phát sóng tác phẩm.

Tuy nhiên, hành vi sử dụng của chủ thể quyền liên quan có đặc điểm riêng. Cụ thể là :

  • Về mục đích sử dụng : nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác và thu lợi ích vật chất từ việc sử dụng này.
  • Về tính chất sử dụng : hoạt động sử dụng tác phẩm được coi là hoạt động nghề nghiệp của chủ thể.
  • Về cách thức sử dụng tác phẩm: để đưa tác phẩm đến với công chúng, chủ thể phải sử dụng các phương pháp và các kỹ năng.

Thứ hai : Đối tượng của quyền liên quan được bảo hộ khi có tính nguyên gốc.

  • Dấu ấn riêng của chủ thể quyền liên quan cụ thể là đối tượng phải thể hiện dấu ấn sáng tạo riêng, nỗ lực đóng góp độc lập của các chủ thể.
  • Quyền liên quan chỉ phát sinh đối với các đối tượng được tạo ra lần đầu tiên.
  • Quyền liên quan được bảo hộ trong thời hạn nhất định ( Căn cứ theo Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 ).
  • Nội dung của quyền liên quan được bảo hộ là các quyền tài sản. Duy nhất người biểu diễn là đối tượng được bảo hộ có quyền nhân thân.
  • Quyền liên quan được bảo hộ trên cơ sở không gây phương hại đến quyền tác giả.

So sánh quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả - Global Vietnam  Lawyers

Đối tượng của quyền liên quan

  1. Cuộc biểu diễn : được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :
  • Tiêu chí quốc tịch: cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Tiêu chí nơi thực hiện hành vi : cuộc biểu diễn được thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Tiêu chí điều ước quốc tế : cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  1. Bản ghi âm, ghi hình
  • Tiêu chí quốc tịch: bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất có quốc tịch Việt Nam.
  • Tiêu chí điều ước quốc tế : bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  1. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Tiêu chí quốc tịch: chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của nhà sản xuất có quốc tịch Việt Nam.
  • Tiêu chí điều ước quốc tế: chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của nhà sản xuất được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

nhu cầu thành lập tòa sở hữu trí tuệ ở việt nam

Chủ thể của quyền liên quan

  1. Người biểu diễn ( Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 ).
  • Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của họ.

Ví dụ: Ca sĩ tự bỏ tiền ra tổ chức cuộc biểu diễn thì sẽ có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn đó.

  • Người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư sẽ có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

Ví dụ : Công ty tổ chức sự kiện thuê ca sĩ đến hát. Công ty tổ chức sẽ có quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn, còn ca sĩ sẽ có quyền thân.

  1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ( Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 ).
  • Nhà sản xuất đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình do họ tạo ra.
  1. Tổ chức phát sóng : ( Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 ).
  • Tổ chức phát sóng có quyền tài sản đối với chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh do họ tạo ra.

ICT LAW hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.

——————————

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
  Email: support@ictlaw.vn
  Website: tuvandangkykinhdoanh.net ictlaw.vn
  Fanpage: ICT LAW International

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay