Làm gì khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm

Thứ Năm, 30 Tháng Bảy, 2020 380 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 28; Hành vi xâm phạm quyền liên quan quy định tại Điều 35; Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí quy định tại Điều 126; Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh tại điều 127; Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý tại điều 129; Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng tại điều 188.

Vậy doanh nghiệp nên làm gì khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Chúng tôi Công ty Luật TNHH Quốc tế ICT xin đưa ra một vài tư vấn về vấn đề này 

1. Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chủ sở hữu đưa ra thông tin liên quan đến nhãn hiệu của mình lên sản phẩm, dịch vụ; nhằm thông báo rằng nhãn hiệu này đã được bảo hộ. Và khuyến cáo người khác không được xâm phạm. Các thông tin cần được đưa lên sản phẩm, dịch vụ bao gồm:

  • Căn cứ phát sinh
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu
  • Văn bằng bảo hộ
  • Phạm vi, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
  • Các thông tin liên quan khác

2. Yêu cầu cá nhân, tổ chức đang có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt thực hiện hành vi 

(Đây là phương án được chúng tôi khuyến khích các đơn vị thực hiện)

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh; Văn bằng bảo hộ; phạm vi; thời hạn bảo hộ. Và phải đưa ra một thời hạn hợp lý để bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý

a. Đơn yêu cầu xem xét việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đơn yêu cầu phải có những nội dung sau

  • Tên, địa chỉ của bên yêu cầu xử lý xâm phạm (Hoặc người đại diện nếu có)
  • Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu
  • Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức xâm phạm, người có đủ căn cứ để bị nghi ngờ xâm phạm
  • Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm 
  • Thông tin tóm tắt về hành vi vi phạm
  • Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
  • Chữ ký và dấu (nếu có) của chủ đơn 

b. Tài liệu, chứng cứ kèm theo

  • Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền. Là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực)
  • Chứng cứ chứng minh việc quyền bị xâm phạm

+ Bản gốc hoặc bản sao tài liệu mô tả sản phẩm thể hiện nhãn hiệu đang là đối tượng được bảo hộ

+ Bản giải trình về sản phẩm đang yêu cầu xem xét

+ Biên bản, lời khai và các tài liệu chứng minh xâm phạm

  • Bản sao thông báo của chủ thể quyền gửi cho bên xâm phạm
  • Chứng cứ về thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra cho Khách hàng
  • Chứng cứ về hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ

4. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài

Đối với một số đối tượng như: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý thì các hành vi xâm phạm không chỉ tác động đến các chủ thể Quyền mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng và xã hội. Trong trường hợp này, biện pháp khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài đáng được coi trọng

Trên đây là những phương án Công ty Luật TNHH Quốc tế ICT đưa ra nhằm giúp chủ thể quyền bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
Địa chỉ: N7-3, KĐT Sống Hoàng, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Văn phòng: 6/216 Trung Kính, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Hotline: 091.26.23.203 – 098.365.9519
Email: support@ictlaw.vn

Website: ictlaw.vn | tuvandangkykinhdoanh.net
Hotline tư vấn 24/7: 098.365.9519

 

098.365.9519

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay