Mua lại doanh nghiệp thực chất là việc nhận chuyển nhượng lại 100% vốn, tiếp đến là thay đổi từng phần hoặc toàn bộ các cấu phần trong doanh nghiệp. Thông thường bên nhận chuyển nhượng doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước như sau:
- Thay đổi chủ sở hữu/ thay đổi thành viên/ thay đổi cổ đông
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Thay đổi tên doanh nghiệp
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
Nhiều sự thay đổi phức tạp là vậy nhưng việc mua bán chuyển nhượng doanh nghiệp vẫn thường xuyên diễn ra bởi nhiều ưu điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, bên mua có thể sử dụng được những cơ sở hiện có của công ty đã thành lập: số năm có mặt trên thị trường,
Thứ hai, bên mua có thể sử dụng được những cơ sở hiện có của công ty đã thành lập: các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện đã được cấp, cơ sở sản xuất, thị trường,…
Thứ ba, bên mua tiết kiệm được thời gian và nguồn lực
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng không phải lúc nào cũng dễ dàng và thuận tiện nếu bên mua không biết rất rõ về bên bán, dẫn tới những lo lắng và rủi ro thực tế sau này. Với kinh nghiệm tư vấn mua bán chuyển nhượng vốn cho các doanh nghiệp, ICT LAW xin chia sẻ với các doanh nghiệp như sau:
- Bước 1: Đánh giá sơ bộ công ty nhận chuyển nhượng (thành lập năm nào, lĩnh vực kinh doanh, thị trường, nhân sự,…)
- Bước 2: Xem xét hồ sơ pháp lý (tính đầy đủ, hợp lệ): về đăng ký kinh doanh, góp vốn, doanh nghiệp kinh doanh có đúng ngành nghề/phạm vi hoạt động, các nghĩa hợp đồng chưa hoàn thành
- Bước 3: Xem xét hoạt động kế toán, thuế: về thực hiện việc nộp các loại tờ khai, báo cáo thuế, nộp tiền thuế có đúng quy định của pháp luật về thuế, hệ thống sổ sách và lưu giữ chứng từ kế toán
- Bước 4: Quyết định
- Bước 5: Ký hợp đồng & thực hiện các thủ tục chuyển nhượng
Trong trường hợp bên mua chưa nắm chắc chắn, cần tham khảo ý kiến tư vấn của người có chuyên môn sâu về các lĩnh vực nêu trên để đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong mua bán chuyển nhượng.