Ngày nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện sở hữu một địa điểm kinh doanh mà thường lựa chọn ký kết hợp đồng cho thuê. Vậy chủ sở hữu các doanh nghiệp cần lưu ý những điều dưới đây để tránh phát sinh các tổn thất, rủi ro nhất định:
- Tiền đặt cọc
Tiền đặt cọc là khoản tiền nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên (thông thường là Bên thuê). Giá trị của khoản đặt cọc phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên và thường sẽ được hoàn trả khi thời hạn hợp đồng cho thuê chấm dứt. Chủ doanh nghiệp (Bên thuê) cần lưu ý ghi nhận tiền đặt cọc là một điều khoản của hợp đồng. Việc ghi nhận bằng miệng tuy có tồn tại hiệu lực pháp lý nhưng rất khó trở thành căn cứ, bằng chứng khi tranh chấp phát sinh.
2. Danh sách các loại thuế
Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ tập trung vào số tiền thuê đến mức không chú ý đến việc họ được hưởng những gì với số tiền bỏ ra. Một số chủ nhà đồng ý trả tiền điện và một phần trăm tiền bảo dưỡng khu vực dùng chung. Có một hợp đồng thuê toàn bộ, bao gồm tất cả các chi phí, nhưng một số chủ nhà hay công ty quản lý nhà chỉ ký hợp đồng cho thuê, trong đó họ chỉ tự trả tiền thuế tài sản, bảo hiểm và bảo dưỡng. Trong những trường hợp này, tiền thuê sẽ thấp hơn.
3. Giá thuê
Bên thuê cần cân nhắc xem trong hợp đồng có ghi cụ thể giá thuê mặt bằng kinh doanh hằng tháng hay không. Khi tăng giá thì phải báo trước bao nhiêu tháng để tránh tình trạng lúc thỏa thuận thì đưa ra một giá còn khi ghi vào hợp đồng thì lại tăng giá vì nhiều lý do. Đặc biệt, nên chú ý xem xét mức giá đó có bao gồm tiền điện nước hay chưa và tiền điện nước Bên thuê sẽ trả trực tiếp cho nhân viên thu phí hay phải gửi qua cho chủ nhà. Nếu gửi qua người cho thuê nhà thì họ phải có trách nhiệm đóng đầy đủ để không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.
4. Diện tích thuê
Giá tính trên mét vuông. Nhiều hợp đồng thuê đưa ra giá thuê nền chung tính theo mỗi mét vuông. Mức giá này có thể gây nhầm lẫn. Đôi khi nó bao gồm cả những khoảng trống không sử dụng được, chẳng hạn như hành lang và thang máy. Điều này làm cho Bên thuê khó so sánh giữa hai hợp đồng với nhau.Trong trường hợp đó, hãy nhìn vào tổng số tiền phải trả. Đôi khi một không gian nhỏ hơn một chút với giá tính trên mét vuông cao hơn một chút lại có thể hiệu quả hơn cho doanh nghiệp vì không gian đó được bố trí hợp lý hơn và có giá trị sử dụng cao hơn.
5. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Đây là thời điểm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chính thức phát sinh. Do vậy, ghi nhận thời điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá liệu có sự vi phạm nào xảy ra hay không.
6. Tình trạng mặt bằng khi bàn giao
Trước khi nhận mặt bằng kinh doanh, Bên thuê nên kiểm tra kỹ các đường dây điện, hệ thống nước, đèn, tường, cửa… để đảm bảo rằng chúng vẫn dùng tốt nhằm tránh tình trạng phải bỏ ra thêm một phần tiền nữa để sửa chữa. Và nên làm một bản trình bày tình trạng mặt bằng khi bàn giao với chữ ký xác nhận của cả hai bên để đính kèm vào hợp đồng.
7. Các chi phí khác phát sinh (nếu có)
Đây là khoảng tăng giá thuê mỗi năm mà bạn nên thương lượng cụ thể với chủ nhà và áp con số cụ thể để đưa vào hợp đồng. Hãy cẩn thận với các tính toán không chính xác về chi phí điều hành. Việc các chủ nhà đất tính cao hơn chi phí thực 10 đến 15% không phải chuyện hiếm
Để được tư vấn liên quan tới lĩnh vực hợp đồng, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
- Địa chỉ: N7-3, KĐT Sống Hoàng, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
- Văn phòng: 6/216 Trung Kính, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
- Hotline: 091.26.23.203 – 098.365.9519
- Email: support@ictlaw.vn
- Website: ictlaw.vn | tuvandangkykinhdoanh.net laodongtainga.com I laodongtainhat.com
- Hotline tư vấn 24/7: 098.365.9519