Pháp luật trong quản trị nội bộ doanh nghiệp

Thứ Ba, 4 Tháng Tám, 2020 640 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Quản trị nội bộ doanh nghiệp là vấn đề cốt yếu để doanh nghiệp phát triển và tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho chính tổ chức đó và xã hội. 

1.Định nghĩa về quản trị nội bộ doanh nghiệp: 

Quản lý nội bộ doanh nghiệp có thể được hiểu là cách thức cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp, việc phân chia quyền lực trong doanh nghiệp với mục đích bảo đảm quyền lợi của các nhóm người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả chính sách đối với người lao động. Trong đó “sự hình thành ý chí của các cổ đông (thông qua đại hội đồng cổ đông) và thể hiện ý chí đó thông qua người đại diện (thường là giám đốc công ty)” là nội dung chính trong quản lý nội bộ doanh nghiệp. 

Quản lý nội bộ doanh nghiệp còn là cơ chế điều chỉnh các mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong doanh nghiệp như các cổ đông, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Giám đốc, người lao động hoặc những người có liên quan khác và các biện pháp để những người này thực hiện lợi ích của họ. 

Dưới góc độ pháp lý, quản lý nội bộ doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp.

2. Vấn đề pháp lý nội bộ có thể phát sinh: 

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay, kể cả những Startups thì pháp lý nội bộ trong công ty luôn là vấn đề phức tạp và khó để giải quyết. Các vấn đề pháp lý thường gặp phải xoay quanh các lĩnh vực:

  • Tranh chấp giữa những cổ đông sáng lập: Về các chính sách, quyết định quản lý doanh nghiệp; quyền lợi cổ đông; thuê, tuyển, chọn lựa giám đốc điều hành;… Các vấn đề cụ thể thường được đặt ra “Pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp cổ đông sáng lập muốn rút vốn/ chuyển nhượng cổ phần?”;….
  • Tranh chấp trong hoạt động thay đổi hồ sơ doanh nghiệp: Con dấu, vốn điều lệ, góp vốn, thu hồi vốn, cũng như từng quy trình, trình tự, thủ tục đối với mỗi tình huống cụ thể. Các câu hỏi xoay quanh các tranh chấp này thường là “Mỗi doanh nghiệp được quyền có tối đa bao nhiêu con dấu?”, “Vốn điều lệ hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành?”,…

3. Giải pháp quản lý nội bộ hiệu quả, tối ưu cho doanh nghiệp

Để tránh các tranh chấp, vấn đề pháp lý nội bộ, các doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp hiệu quả để loại bỏ được các tình trạng trên. Một số giải pháp có thể được áp dụng là:

  • Xây dựng, hoàn thiện và ban hành quy chế, điều lệ công ty rõ ràng, đầy đủ.
  • Đảm bảo bộ máy quản lý của doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, tinh gọn.
  • Quy định tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp phải bảo đảm khả năng tham gia của chủ sở hữu doanh nghiệp và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ.
  • Quy định rõ việc tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp phải bảo đảm sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty.
  • Các hoạt động của công ty cần phải thực hiện và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đảm bảo công ty hoạt động theo  đúng pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tham khảo cho các doanh nghiệp đã, đang hay sắp  bắt đầu khởi nghiệp đầy thử thách. Chúc Quý khách hàng thành công với lựa chọn của mình.

Bài viết “Pháp luật trong quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên có tham khảo trong giáo trình tư vấn pháp luật doanh nghiệp phần chuyên sâu của Nhà xuất bản tư pháp. Để biết thêm các thông tin chi tiết các dịch vụ tại Công ty Luật ICT Law, bạn đọc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
Địa chỉ: N7-3, KĐT Sống Hoàng, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Văn phòng: 6/216 Trung Kính, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Hotline: 091.26.23.203 – 098.365.9519
Email: support@ictlaw.vn

Website: ictlaw.vn | tuvandangkykinhdoanh.net
Hotline tư vấn 24/7: 098.365.9519

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay