Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Thứ Ba, 10 Tháng Tám, 2021 108 lượt xem Chia sẻ bài viết:
Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Đăng ký bảo hộ sáng chế là một quy trình kéo dài và phức tạp. Trong bài viết này, ICT LAW sẽ tóm tắt quy trình đăng ký sáng chế thành các giai đoạn để các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về quy trình này.

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế
Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Giai đoạn này được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung. Việc thẩm định nội dung đơn nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Các bài viết nội dung liên quan

Hy vọng bài viết đã đem đến cái nhìn tổng quát hơn cho bạn đọc về Quyền sở hữu công nghiệp. Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật của ICT Law. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.


Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
Ghim  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Ghim  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
Ghim  Email: support@ictlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay