THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 2020

Thứ Ba, 7 Tháng Tư, 2020 775 lượt xem Chia sẻ bài viết:
Đăng ký bản quyền, đăng ký logo, đăng ký thương hiệu

Sở hữu trí tuệ là bản quyền xác lập các tài sản trí tuệ do doanh nghiệp sáng tạo và dày công xây dựng.  Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các nhóm chính:

  • Bảo hộ nhãn hiệu:  logo, thương hiệu, tên sản phẩm,…..
  • Bảo hộ sáng chế: công thức pha chế, giải pháp hữu ích, …
  • Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: thiết kế sản phẩm, thiết kế bao gói,….
  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Vì vậy doanh nghiệp cần xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản đó sớm nhất có thể để bảo vệ thành quả của mình, tránh bị các đối thủ vi pham bản quyền, cạnh tranh không lành mạnh.

Trong phạm vi bài tư vấn này, ICT LAW đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chứng nhận là Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, ICT LAW sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trước hết doanh nghiệp cần thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu đã được bên nào đăng ký bảo hộ trước hay chưa? Dự định doanh nghiệp sẽ bảo hộ nhãn hiệu đó trong phạm vi các ngành kinh doanh nào? Doanh nghiệp có thể liên hệ ICT LAW để được miễn phí tra cứu và tư vấn các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Một vấn đề rất quan trọng nữa đó là chi phí bảo hộ thương hiệu là bao nhiêu ? Tùy thuộc vào số lượng ngành, sản phẩm/dịch vụ, phạm vi doanh nghiệp muốn bảo hộ. Phạm vi bảo hộ càng rộng, số lượng sản phẩm dịch vụ càng nhiều thì chi phí càng lớn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, doanh nghiệp nên tập trung bảo hộ trong các ngành nghề kinh doanh cốt lõi, sau này có thể mở rộng phạm vi bảo hộ nếu cần.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

– Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009

– Thông tư số 16/2016/ TT-BKHCN

– Nghị đinh 22/2018/NĐ-CP

  1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu. Tại mẫu nhãn hiệu, doanh nghiệp cần mô tả rõ về màu sắc, hình dạng và nội dung ý nghĩa của nhãn hiệu

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký. Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Các tài liệu khác (nếu có): Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức, cá nhân khác); Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

  1. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Sau khi được xác lập quyền sở hữu, doanh nghiệp được cấp chứng nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu đã đăng ký, thời hạn bảo hộ là 10 năm, doanh nghiệp có thể tiếp tục thực hiện gia hạn thời gian bảo hộ. Lúc này trên nhãn sản phẩm, logo thương hiệu, doanh nghiệp có thể ghi thêm ký hiệu R (®) – Registered, có nghĩa là nhãn hiệu đã được cơ quan nhà nước chứng nhận bảo hộ.

Theo thời gian, giá trị của doanh nghiệp càng tăng thì giá trị của nhãn hiệu cũng tăng lên. Doanh nghiệp hoặc người sở hữu được phép chuyển nhượng, nhượng quyền, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đó. Việc chuyển nhượng thông qua cơ chế hợp đồng và được đăng ký với cơ quan nhà nước.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng có quyền khởi kiện các đơn vị vi phạm bản quyền (nếu có). ICT LAW sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các bước thực hiện cụ thể và có hiệu quả.

Để được hỗ trợ các thủ tục khác liên quan tới bảo về quyền sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ;

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT

Địa chỉ: N7-3, KĐT Sống Hoàng, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội

Văn phòng: 6/216 Trung Kính, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Hotline: 091.26.23.203 – 098.365.9519

Email: support@ictlaw.vn

Website: ictlaw.vn | tuvandangkykinhdoanh.net  

Hotline tư vấn 24/7: 098.365.9519

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay