Thủ tục nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (P2)

Thứ Ba, 10 Tháng Tám, 2021 112 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Thủ tục nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan (dưới đây gọi tắt là “Đơn yêu cầu bảo hộ”):

Để được bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan, người yêu cầu có thể nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định đối với trường hợp nộp đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn và Trường hợp Nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc

Sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục thông quan hàng hóa tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn

Trường hợp Nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc:

Trường hợp có nghi ngờ về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể vi phạm quyền tác giả, người yêu cầu nộp Đơn yêu cầu bảo hộ theo vụ việc để yêu cầu cơ quan hải quan thực hiện tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể nêu trong Đơn yêu cầu bảo hộ. Đơn yêu cầu bảo hộ kèm theo các giấy tờ sau:

–  Đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan hải quan, trong đó nêu các thông tin về lô hàng cụ thể đang yêu cầu tạm dừng, đủ để cơ quan hải quan xác định được lô hàng đó, như: Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; nước xuất khẩu, nhập khẩu; nước xuất xứ lô hàng; phương thức vận tải, chi tiết về phương tiện vận tải, hãng vận tải, số vận đơn; cảng xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến; đơn vị hải quan làm thủ tục dự kiến; mô tả chi tiết về hàng nghi ngờ hoặc mẫu hoặc ảnh chụp hàng nghi ngờ; tên người sản xuất, người phân phối hàng nghi ngờ vi phạm.

–  Chứng cứ ban đầu về việc nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền tác giả, như:

*  Nguồn gốc xuất xứ của lô hàng không thuộc nước, khu vực; cá nhân, tổ chức được phép sản xuất bản sao hợp pháp của tác phẩm;

*  Mẫu hoặc ảnh chụp bản sao vi phạm (nếu có).

–  Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả. Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh trong trường hợp này được quy định như sau:

*  Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng nộp vào tải khoản tạm gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; hoặc

*  Tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng với mức cụ thể, tối thiểu là 20 triệu đồng (trường hợp chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ vi phạm); hoặc

*  Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cam kết thanh toán mọi chi phí và thiệt hại phát sinh do việc cơ quan hải quan đã tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của người yêu cầu trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không vi phạm quyền tác giả.

Thủ tục hải quan Yên Viên | Khai báo hải quan Indochinapost

–  Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4 Mục III Thông tư Thông tư liên tịch Hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Người yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Đọc tiếp: Trường hợp nộp đơn yêu cầu bảo hộ dài hạn

ICT LAW hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.

——————————

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
  Email: support@ictlaw.vn
  Website: tuvandangkykinhdoanh.net ictlaw.vn
  Fanpage: ICT LAW International

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay