Trước khi xem xét nội dung tranh chấp, căn cứ khoản 1 Điều 43 LTTTM thì HĐTT phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc sau khi HĐTT ra quyết định, cần nộp đơn yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu đến Tòa án có thẩm quyền. Nếu thỏa thuận vô hiệu thì có thể hủy phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 68 LTTTM.
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu
- Chủ thể làm đơn yêu cầu: đương sự trong tranh chấp
- Chủ thể nhận đơn: Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định;
- Nội dung đơn yêu cầu phải đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 44 LTTTM, kèm kèm theo bản sao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng trọng tài.
- Thời hạn: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài.
Bước 2: Xem xét đơn khiếu nại
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là cuối cùng.
Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Tùy từng giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp mà việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu có thể dẫn đến những hậu quả pháp pháp lý khác nhau:
Một là, trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, HĐTT phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Theo Điều 43 LTTTM nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì HĐTT quyết định đình chỉ việc giải quyết.
Hai là, khi có khiếu nại quyết định của HĐTT về việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, trong trường hợp Tòa án quyết định vụ án tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT, thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì xử lý như sau:
Trường hợp HĐTT đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc thì các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Trường hợp vụ việc đang được Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án, Hội đồng trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp HĐTT đã ra phán quyết trọng tài thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục chung .
Như vậy thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Các bên có thể thỏa thuận lại với nhau về thỏa thuận trọng tài hoặc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng hòa giải, khởi kiện tại Tòa án.
Các bài việt nội dung liên quan:
- Phân loại các vụ kiện về kinh doanh thương mại
- TRỞ THÀNH TRỌNG TÀI VIÊN CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ?
- Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại
Thông tin liên hệ:




