Tổng quan về Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Thứ Hai, 23 Tháng Tám, 2021 531 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Để xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng liên quan tới thực phẩm, các doanh nghiệp, tổ chức cần đảm bảo tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Một trong các Tiêu chuẩn đánh giá rất phổ biến hiện nay là Tiêu chuẩn ISO. Vậy tiêu chuẩn ISO là gì? Áp dụng với những đối tượng và phạm vi như thế nào? Trong bài viết này, ICTLAW sẽ tổng hợp lại những điều tổng quan bạn đọc cần biết về Tiêu chuẩn ISO liên quan tới an toàn thực phẩm.

1. Tiêu chuẩn ISO là gì?

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (International Organization for Standardization) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.

Sản phẩm chính của ISO là các Tiêu chuẩn Quốc tế. Ngoài ra, ISO cũng phát hành các Báo cáo Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật Công bố Rộng rãi, Bản Sửa lỗi Kỹ thuật, và Hướng dẫn Sử dụng. Ngoài ra, ISO cũng có ấn hành các Đính chính kỹ thuật gồm các nội dung sửa đổi đối với các tiêu chuẩn hiện hành.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

2. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000 gọi là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food safety management systems). Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động liên quan tới chế biến, sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện hành thay thế cho Tiêu chuẩn ISO 22000:2007.

3. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chứ trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm, không quy định quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức, bao gồm:

  • Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Người thu hoạch động thực vật hoang dã;
  • Nông dân;
  • Nhà sản xuất các thành phần nguyên liệu;
  • Nhà sản xuất thực phẩm, bán lẻ;
  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm;
  • Dịch vụ làm sạch và vệ sinh, vận chuyển, bảo quản và phân phối;
  • Nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch/khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.

Tiêu chuẩn cho phép mọi tổ chức áp dụng các biện pháp kiểm soát từ bên ngoài trong Hệ thống quản lý ATTP của họ. Có thể dùng các nguồn lực nội bộ và/hoặc bên ngoài để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.

QUY TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001 DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

4. Phạm vi của Hệ thống quản lý ATTP trong Tổ chức

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 quy định các Tổ chức áp dụng Tiêu chuẩn này cần xác định rõ phạm vi của Hệ thống quản lý ATTP được sử dụng trong Tổ chức. Cụ thể:

Tổ chức cần xác định ranh giới và khả năng áp dụng để thiết lập phạm vi của Hệ thống. Phạm vi này:

  • Cần xác định cụ thể các sản phẩm và dịch vụ, quá trình và địa điểm sản xuất dược sử dụng;
  • Phải bao gồm các hoạt động, quá trình, sản phẩm/dịch vụ có thể ảnh hưởng tới ATTP của sản phẩm cuối cùng;
  • Phải sẵn có và được duy trì bằng thông tin dạng văn bản.

Khi xác định phạm vi, Tổ chức phải xem xét:

  • Các vấn đề bên ngoài và nội bộ của Tổ chức;
  • Xác định các bên quan tâm có liên quan tới Hệ thống quản lý ATTP của Tổ chức và các thông tin, yêu cầu cụ thể có liên quan.

Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật của ICT Law. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.

Các bài viết liên quan:

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
📌  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
📌  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
📌  Email: support@ictlaw.vn
📌  Website: tuvandangkykinhdoanh.net – ictlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay