TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHO THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH

Thứ Ba, 10 Tháng Tám, 2021 297 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Tranh chấp hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân do các bên vi phạm hợp đồng hoặc do bên thuê ngang nhiên lấy lại mặt bằng.

Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là gì?

Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh được xem là hợp đồng thuê tài sản theo quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015. Đó là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho thuê giao mặt bằng cho bên thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc mục đích khác trong một thời hạn, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Các bên trong hợp đồng phải đảm bảo ký kết hợp đồng theo mẫu hợp đồng, thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết cũng như trong phụ lục hợp đồng và tuân thủ các nguyên tắc hợp đồng đã giao kết.

Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là bất động sản. Theo quy định tại Điều 107 Bộ Luật dân sự 2015, bất động sản bao gồm:

  • Đất đai: kiot,…
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai: nhà ở thương mại, chung cư, cao ốc,…
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện của hợp đồng

Đối với mặt bằng được đưa vào kinh doanh (nhà, công trình xây dựng) thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014:

  • Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê

  • Yêu cầu bên thuê nhận mặt bằng theo thời hạn, thanh toán đủ tiền, bảo quản, sử dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại hoặc sửa chữa phần hư hỏng do lỗi của bên thuê gây ra.
  • Bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê;
  • Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp chủ nhà lấy lại mặt bằng kinh doanh;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê

  • Có quyền cho thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý.
  • Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên, tuy nhiên phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
  • Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê theo quy định của pháp luật.
  • Trình tự thủ tục

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp cho thuê mặt bằng kinh doanh

Khi phát sinh tranh chấp các bên nên tự tiến hành thương lượng, thỏa thuận, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà bằng cách lượng lượng, một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Theo đó trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:

  1. Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
  2. Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý;
  3. Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm: Chuẩn bị xét xử và hòa giải;
  4. Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án;
  5. Xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).

Các bài việt nội dung liên quan:

Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật của ICT Law. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
📌  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
📌  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
📌  Email: support@ictlaw.vn
📌  Website: tuvandangkykinhdoanh.net – ictlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay