TRỌNG TÀI HAY TÒA ÁN (tiếp theo)

Thứ Tư, 4 Tháng Tám, 2021 129 lượt xem Chia sẻ bài viết:
Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Tiếp nối phần 1: TRỌNG TÀI HAY TÒA ÁN

5. Địa điểm và phương thức giải quyết tranh chấpĐịa điểm và phương thức giải quyết tranh chấp

Trong Tố tụng Tòa án, thông thường việc xét xử được thực hiện công khai tại phòng xét xử của Tòa án (ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ theo luật định được xét xử kín). Ngược lại, trong Tố tụng Trọng tài thì địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì do Hội đồng trọng tài quyết định. Bên cạnh đó, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây cũng là lý do để các bên lựa chọn phương thức Tố tụng Trọng tài thay vì Tố tụng Tòa án nhằm mục đích bảo vệ bí mật kinh doanh và hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mình khi bắt buộc phải tham gia tố tụng.

6. Tính công khai của hoạt động tố tụng

Trong tố tụng tòa án, Việc xét xử của bên tòa án không chỉ có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự mà còn có ý nghĩa để giáo dục việc tuân theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, trong tố tụng của trọng tài, mọi tình tiết và kết quả đều không được tiến hành công bố và công khai nếu không được sự đồng thuận từ các bên.

Xuất phát từ các nhu cầu thực tiễn là phải bảo vệ một cách cực kỳ nghiêm ngặt về các bí mật nghề nghiệp của các bên kinh doanh mà pháp luật hiện nay không bắt buộc thực hiện với các phiên họp để xét xử trọng tài phải tiến hành công khai.

7. Chi phí trong giải quyết tranh chấp

Chi phí trong giải quyết tranh chấp

Khi chọn trọng tài, các bên phải thanh toán thù lao cho trọng tài như luật sư trên cơ sở tính theo giờ. Như vậy, họ phải tính đến một khoản chi phí tăng thêm. Ngược lại, các bên tranh chấp không phải trả tiền cho thẩm phán mà chỉ trả tiền án phí theo mức đã quy định.

Khi ra tòa, các bên đương sự tự giải quyết tranh chấp với nhau thì cũng không phải thanh toán cho Tòa án. Trường hợp đó trong việc trọng tài thì vẫn phải thanh toán chi phí cho những ngày đã lên lịch mà trọng tài viên bỏ thời gian tham gia vì hầu hết phí trọng tài là dịch vụ không hoàn lại (dự phí) hoặc hoàn lại một tỉ lệ thấp.

8. Áp dụng các biện pháp tạm thời trọng tố tụng

Khi cần hành động nhanh và hiệu quả để ngăn chặn sự vi phạm (áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ), Tòa án có thể ra lệnh cưỡng chế bồi thường hay thậm chí thu giữ tài sản trước khi bắt đầu tố tụng nhằm mục đích đảm bảo cho việc thi hành án, không xâm phạm đến quyền và lợi ích của đối tượng còn lại trong hợp đồng. Bên cạnh đó, Tòa án cũng có thể ra lệnh đối với bên thứ ba bằng quyền lực nhà nước của mình.

Nhưng dối với tố tụng trọng tài, vào thời điểm trước khi Hội đồng trọng tài được thành lập, các bên phải nhận lệnh tạm thời thông qua Tòa án. Ở hầu hết các hệ thống pháp luật, khi hội đồng trọng tài được thành lập, các bên có thể vẫn nhận lệnh của Tòa án để ngăn chặn hành vi sai phạm. Điển hình như, theo Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì hội đồng trọng tài cũng được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, trọng tài viên không thể ra lệnh cho bên thứ ba khi họ không muốn tham gia vào tố tụng.

Các bài việt nội dung liên quan

Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật của ICT Law. ICT Law hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình – nhanh chóng – hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ ICT
📌  Địa chỉ: 172A phố Yên Lãng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
📌  Hotline: 091.26.23.203 – 096.11.51.079
📌  Email: support@ictlaw.vn
📌  Website: tuvandangkykinhdoanh.net – ictlaw.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay