Việc lựa chọn cơ chế trọng tài hay tòa án luôn là băn khoăn của doanh nghiệp đối với giải quyết tranh chấp thương mại. Những tư vấn dưới đây sẽ đưa ra một số đặc điểm nổi bật của hai hình thức giải quyết tranh chấp này để doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp.
1. Tính chất pháp lý
Tòa án là cơ quan Nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp của Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (chủ yếu là xét xử) và khi xét xử thì nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn Trung tâm trọng tài là tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp, được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập.
2. Thẩm quyền
*Thẩm quyền theo vụ việc:
Dưới góc độ về mặt thẩm quyền theo các vụ việc, thực tế cho thấy tòa án thường được có thẩm quyền rộng rãi hơn so với trung tâm trọng tài. Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết gần như hầu hết tất cả các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh. Trong khi đó, khác với phía tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ có thể thay đổi, hoặc bị thu hẹp lại tùy theo từng các trung tâm trọng tài.
*Thẩm quyền theo khu vực, lãnh thổ:
Đối với phía tòa án, không phải bất kỳ vụ tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng được phía tòa tiến hành thụ lý giải quyết. Đơn kiện sẽ chỉ được tòa án thực hiện thụ lý giải quyết khi đơn được chuyển đến nơi tòa án có đúng thẩm quyền để giải quyết.
Ngược lại, đối với trong tố tụng trọng tài sẽ không đặt ra các vấn đề về thẩm quyền hay về mặt lãnh thổ. Các bên đang tranh chấp sẽ có quyền được lựa chọn đối với bất cứ trung tâm trọng tài nào để tiến hành giải quyết cho mình theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ.
3. Các giai đoạn tố tụng
Trong tố tụng trọng tài, trọng tài sẽ chỉ xét xử một lần các việc tranh chấp lĩnh vực kinh doanh. Phán quyết của phía trọng tài là quyết định mang tính chung thẩm, có hiệu lực để thi hành, không thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Trong khi đó, trong tố tụng của tòa án có nhiều cấp xét xử khác nhau từ cấp sơ thẩm đến phúc thẩm, trong một số trường hợp nhất định phán quyết của tòa án còn có thể được tiến hành xem xét lại theo các thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
4. Thời gian giải quyết tranh chấp
Do Tố tụng Tòa án phải qua nhiều giai đoạn tố tụng như sơ thẩm, phúc thẩm và có thể là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nên thời gian để giải quyết dứt điểm vụ án sẽ phải kéo dài hơn rất nhiều so với Tố tụng Trọng tài. Đây cũng là lý do để các bên lựa chọn Tố tụng Trọng tài thay vì Tố tụng Tòa án.
Các bài việt nội dung liên quan
- TRỞ THÀNH TRỌNG TÀI VIÊN CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ?
- Trọng tài thương mại là gì?
- Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng giải quyết trọng tài thương mại
Thông tin liên hệ:




