Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thứ Hai, 27 Tháng Bảy, 2020 317 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Hợp đồng là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn có không ít các trường hợp xảy ra mà quyền và nghĩa vụ của các bên bị vi phạm, dẫn tới xảy ra tranh chấp. Có thể nói, tranh chấp hợp đồng được hiểu là phương thức xác định nghĩa vụ các bên phải thực hiện, chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại được áp dụng căn cứ trong thỏa thuận hợp đồng đã ký kết hoặc được xác lập trên thực tế giữa các bên trong quan hệ kinh tế: quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ mua bán, quan hệ cung ứng dịch vụ. quan hệ thuê mượn, quan hệ uỷ quyền,….

 

1. Bản chất của tranh chấp hợp đồng: 

Việc hiểu rõ bản chất của tranh chấp hợp đồng sẽ giúp các bên xác định phương thức giải quyết tranh chấp tốt nhất. Bản chất của tranh chấp hợp đồng được giải thích như sau:

  • Đối với tranh chấp hợp đồng giữa các bên có cùng nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng ví dụ: Hợp đồng góp vốn thành lập công ty, các bên liên kết với vai trò là bên bán/ bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ,…

Tranh chấp hợp đồng trong trường hợp này là mâu thuẫn trong việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng một nghĩa vụ thỏa thuận tại hợp đồng dẫn đến bất đồng trong phần quyền lợi được hưởng hoặc được ghi nhận. Các bên không hướng tới chấm dứt hợp đồng mà đa phần chỉ mong muốn công bằng và hợp lý. Hướng giải quyết phải ưu tiên đàm phán lại hoặc ghi nhận lại đúng nghĩa vụ và quyền của các bên để hài hòa lợi ích và hướng tới ý chí tiếp tục thực hiện hợp đồng.

  • Đối với tranh chấp hợp đồng giữa các bên có nghĩa vụ đối lập ví dụ: Bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên thuê nhà và bên cho thuê nhà trong hợp đồng thuê nhà, bên cho vay và bên vay trong hợp đồng tín dụng, bên thi công và bên chủ đầu tư trong hợp đồng xây dựng,…
    • Tranh chấp hợp đồng trường hợp này là mâu thuẫn trong việc bên có quyền thì muốn được đảm bảo nhiều quyền lợi hơn, bên có nghĩa vụ thì muốn giảm thiểu tối đa các nghĩa vụ phải thực hiện dẫn đến ý chí tạm dừng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng được ưu tiên xem xét. Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng dạng này phải ưu tiên xác định đúng, đủ quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên căn cứ: (i) Hợp đồng có vô hiệu không? Thỏa thuận có hiệu lực không? (ii) Tổng nghĩa vụ của mỗi bên theo thỏa thuận hợp đồng và theo quy định pháp luật? Từ việc xác định rõ nghĩa vụ các bên sử dụng căn cứ này để đàm phán thương lượng hiệu quả, khởi kiện tranh chấp là lựa chọn cuối cùng được tính đến.
    • Dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến nhất là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Thông thường khi tranh chấp, bên bán sẽ muốn đòi được nhiều tiền hơn, bên mua muốn thanh toán ít tiền nhất, các bên đều có lý do để thấy rằng mình thực hiện đúng nghĩa vụ, yêu cầu của bên đối phương là không công bằng, là trái pháp luật. Do vậy, vai trò của Luật sư sẽ rất quan trọng trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bởi luật sư biết được: (i) Lập luận nào được sử dụng để khởi kiện tranh chấp; (ii) Căn cứ nào vô hiệu và không có hiệu lực nên cần hạn chế đối đáp, thương lượng; (iii) Xác định hậu quả phá sinh từ tranh chấp hợp đồng. 

2. Các phương thức giải quyết hợp đồng hiện nay: 

Hiện nay, trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

  • Thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
  • Hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Thông qua Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
  • Thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

 

DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ICT LAW: 

Công ty TNHH Luật ICT LAW luôn cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhanh gọn, hiệu quả, tối ưu nhất bao gồm: 

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng 
  • Tư vấn xác định nguyên nhân gây ra tranh chấp hợp đồng và cơ sở pháp lý cho điều đó
  • Tư vấn chuẩn bị hỗ trợ đàm phán giữa các bên trong việc giải quyết tranh chấp bằng hợp đồng. 
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải giữa các bên tranh chấp trong hợp đồng, đại diện của khách hàng. 
  • Hỗ trợ giải quyết thông qua trung tâm trọng tài HIAC và bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. 
  • Các dịch vụ được thực hiện trọn gói, trực tuyến, tiết kiệm chi phí và thời gian nhất cho quý khách hàng từ lúc tiếp nhận vụ việc cho đến hoàn thiện hồ sơ và bảo vệ quyền lợi quý khách hàng trên diện rộng nhất. 

Quý khách hàng có thắc mắc nhu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng và những vấn đề liên quan vui lòng liên hệ với ICT Law để nhận được những tư vấn dịch vụ pháp lý chuẩn xác, nhanh gọn, tối ưu và hiệu quả nhất!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Hotline: 096.1151.079
Chat Facebook
Gọi điện ngay